Benzoyl peroxide
Công thức phân tử (trên) công thức dạng đặc (dưới) | |
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Benzac, Clearasil, PanOxyl, others |
Đồng nghĩa | benzoperoxide, dibenzoyl peroxide (DBPO) |
AHFS/Drugs.com | |
Danh mục cho thai kỳ |
|
Mã ATC | |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.002.116 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C14H10O4 |
Khối lượng phân tử | 242,23 g·mol−1 |
Mẫu 3D (Jmol) | |
Tỉ trọng | 1.334 g/cm3 |
Điểm nóng chảy | 103 đến 105 °C (217 đến 221 °F) decomposes |
Độ hòa tan trong nước | poor mg/mL (20 °C) |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
|
Benzoyl peroxide (BPO) là một loại dược phẩm quan trọng nhưng cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa chất.[2] Đây là một loại thuốc được sử dụng để điều trị mụn trứng cá ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.[3] Đối với trường hợp nặng hơn, thuốc này có thể được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác.[3] Một số phiên bản khác thì phối hợp chất này với thuốc kháng sinh như clindamycin.[4] Một số ứng dụng khác của benzoyl peroxide có thể kể đến như tẩy trắng bột, nhuộm tóc, tẩy trắng răng và tẩy trắng vải dệt.[5][6][7] Chúng cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp nhựa.[2]
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng có thể kể đến như kích thích da, da khô hoặc bong tróc.[3][8] Mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong thai kỳ vẫn chưa rõ ràng.[9] Benzoyl peroxide được xếp vào nhóm hóa chất peroxide.[6] Khi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, benzoyl peroxide hoạt động bằng cách giết chết vi khuẩn.[5]
Benzoyl peroxide lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1905 và được đưa vào sử dụng trong những năm 1930.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[10] Benzoyl peroxide có sẵn dưới dạng thuốc gốc và được bán sẵn trên quầy.[8] Tại Vương quốc Anh, 150 ml dung dịch 10% có giá NHS vào khoảng £ 4.[4] Tại Hoa Kỳ, chi phí cho một tháng điều trị là ít hơn 25 đô la Mỹ.[8]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bản mẫu:BlueBook2013
- ^ a b Stellman, Jeanne Mager (1998). Encyclopaedia of Occupational Health and Safety: Guides, indexes, directory (bằng tiếng Anh). International Labour Organization. tr. 104. ISBN 9789221098171. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
- ^ a b c WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 307–308. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
- ^ a b British national formulary: BNF 69 (ấn bản thứ 69). British Medical Association. 2015. tr. 820. ISBN 9780857111562.
- ^ a b c Plewig, G.; Kligman, A. M. (2012). ACNE and ROSACEA (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 3). Springer Science & Business Media. tr. 613. ISBN 9783642597152. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
- ^ a b Pommerville, Glendale Community College Jeffrey C.; Pommerville, Jeffrey (2012). Alcamo's Fundamentals of Microbiology: Body Systems (bằng tiếng Anh). Jones & Bartlett Publishers. tr. 214. ISBN 9781449605957. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
- ^ Braun-Falco, Otto; Plewig, Gerd; Wolff, Helmut Heinrich; Burgdorf, Walter (2012). Dermatology (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). Springer Science & Business Media. tr. 1039. ISBN 9783642979316. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
- ^ a b c Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 173. ISBN 9781284057560.
- ^ “Benzoyl Peroxide topical Use During Pregnancy | Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2017.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.